Những nguyên nhân khiến hồ sơ vay tín chấp bị từ chối
Hiện nay với mức sống ngày càng cao nên nhu cầu mua sắm ngày càng nhiều của người dân, các ngân hàng hay tổ chức tín dụng (TCTD) mở rộng các sản phẩm vay tín chấp và triển khai các chương trình một cách rộng rãi hơn đến người tiêu dùng. Mặc dù thông tin đến người dùng có vẻ đơn giản và dễ dàng vay tín chấp nhanh chóng như vậy nhưng thực tế thì lại hoàn toàn khác, tỉ lệ hồ sơ bị từ chối cũng nhiều với nhiều lý do khác nhau. Đơn giản vì đây là một hình thức cho vay mang lại nhiều rủi ro với đơn vị cho vay, hoàn toàn không có tài sản thế chấp hay giấy tờ (không giữ giấy tờ gốc) đảm bảo nên quá trình thẩm định để duyệt hồ sơ sẽ khắt khe hơn. Thời gian để khách hàng làm lại hồ sơ vay tín chấp khi đã bị từ chối thì từ 4 tháng trở lên tuỳ Theo quy định của từng ngân hàng/TCTD là khác nhau.
Những nguyên nhân khiên hồ sơ vay tín chấp bị từ chối |
Vậy lý do gì mà khi khách hàng tìm hiểu về thông tin Vay tiêu dùng tín chấp thì lại rất đơn giản nhưng khi nộp hồ sơ lại bị từ chối hay lại yêu cầu cung cấp nhiều thông tin trước khi Ngân hàng hay TCTD duyệt hồ sơ giải ngân. Trước khi tìm hiểu những nguyên nhân cơ bản khiến hồ sơ vay tín chấp bị từ chối, chúng ta hãy xem qua quá trình của một khách hàng khi yêu cầu vay tín chấp.
Quá trình thẩm định hồ sơ vay tín chấp:
- Đơn đề nghị vay vốn: Bước đầu tiên trong việc vay tín chấp là khách hàng buộc phải điền thông tin vào đơn đề nghị vay vốn, tư vấn viên sẽ hỗ trợ khách hàng cung cấp các thông tin cần thiết để hồ sơ được điểm tốt nhất và scan giấy tờ liên quan đến sản phẩm vay khách hàng tham gia
- Thẩm định qua điện thoại: khách hàng và 2 số điện thoại tham chiếu sẽ được ngân hàng/TCTD thẩm định lại thông tin khách hàng đã cung cấp ở trên.
- Thẩm định chỗ ở: Bước cuối cùng là thẩm định sẽ xuống tận nơi khách hàng đang ở để xác minh và đối chiếu giấy tờ khách hàng đã cung cấp
- Lựa chọn khoản vay và số tiền góp hàng tháng phù hợp với điều kiện thực tế của khách hàng.
- Giải ngân.
Lý do vì sao hồ sơ vay tín chấp bị từ chối?
Thực tế có rất nhiều lý do khách nhau trong quá trình làm hồ sơ mà có thể ảnh hưởng đến việc hồ sơ bị từ chối. Sau đây là những lý do thường gặp nhất mà khách hàng có thể khắc phục để tăng khả năng duyệt hồ sơ cao hơn:
- Khách hàng có nợ xấu: thường có 2 trường hợp xảy ra
- Trường hợp thứ nhất là khách hàng biết mà che dấu không khai thật với tư vấn khi làm hồ sơ, hoặc khách hàng cố tình đổi số công dân mới (thay thế cmnd cũ đang nợ không trả) để tư vấn tra không ra nên vẫn gặp khách hàng và làm hồ sơ.
- Trường hợp thứ 2: khách hàng không biết mình đang nợ xấu mà được tư vấn báo là đang dính nợ xấu do check CIC. Trong trường hợp này thì khả năng khách hàng khi thanh toán nợ cũ mà chưa thanh toán hết mà cứ nghĩ rằng đã xong (mua góp hay đã vay lúc trước). Do đó khi khách hàng tất toán khoản vay thì nên gọi lên tổng đài của ngân hàng hoặc TCTD mà mình đang góp xác định lại số tiền tất toán để không dính phải nợ xấu đáng tiếc như vậy
- Cung cấp giấy tờ giả
- Những giấy tờ khách hàng cung cấp đa phần đều sạch đẹp và được tư vấn viên scan gửi về hệ thống, Tuy nhiên thực tế thì cũng có rất nhiều giấy tờ giả, chỉnh sửa mà tư vấn viên không thể phát hiện được vì họ không có nghiệp vụ. Phần lớn giấy tờ giả thường là vay theo lương (nhờ dịch vụ xác nhận dùm) … và do thẩm định họ xử lý hàng trăm bộ hồ sơ mỗi ngày nên khó có thể qua mặt được họ.
- Khoản vay vượt quá khả năng chi trả
- Vấn đề này xảy ra thường do khách hàng che giấu thông tin với tư vấn viên nên cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến hồ sơ bị từ chối. Một hồ sơ được giải ngân thì việc khả năng chi trả khoản vay của khách hàng là yếu tố rất quan trọng trong việc quyết định giải ngân. Thông thường thì khoản tiền góp hàng tháng của khách hàng không được vượt quá 45% thu nhập của khách hàng (thu nhập chứng minh) bao gồm tất cả các khoản vay.
- Do đó, nếu bạn đang góp mà vẫn muốn vay thêm và muốn được giải ngân thì tư vấn viên sẽ đưa ra 2 lựa chọn để bạn cân nhắc đó là: giảm khoản vay tương đương với khoản góp giảm hoặc kéo dài thời hạn vay tối đa sao cho tỷ lệ chi trả hàng tháng phù hợp
- Hộ khẩu khách hàng: Đây là một yêu tố mà ngay cả khách hàng cũng như tư vấn viên ít để ý đến nhất. Thường sẽ có 2 trường hợp mà khách hàng sẽ bị từ chối khoản vay
- Trường hợp thứ nhất: trong hộ khẩu khách hàng có thành viên đang bị nợ xấu
- Trương hợp thứ hai: trong hộ khẩu đang có quá nhiều thành viên đang góp tại ngân hàng hoặc TCTD, tuỳ Theo quy định của mỗi ngân hàng/TCTD là khác nhau về số lượng thành viên góp trong 1 hộ khẩu
- Vay nhiều ngân hàng/TCTD cùng lúc
- Theo như quy định chung thì 1 khách hàng có thể vay được nhiều ngân hàng/TCTD cùng 1 lúc Tuy nhiên vẫn phải phụ thuộc vào khả năng tài chính khách hàng chứng minh với Ngân hàng/TCDT để không rơi vào “khoản vay vượt quá khả năng chi trả”.
- Ngoài ra, một số Ngân hàng/TCTD cũng có quy định về việc khách tham gia không được quá bao nhiêu TCTD cùng lúc (ví dụ: 3,4,5 TCTD cùng lúc)
- Thêm một yếu tố nữa là đối với vay tín chấp thì sẽ có giới hạn hạn mức tối đa nên đây cũng là vấn đề mà khách hàng hay gặp phải
Trên đây là những thông tin cơ bản về các lý do thường gặp khi khách hàng bị từ chối hồ sơ vay tín chấp. Trên thực tế thì còn nhiều trường hợp khác nhau nữa và quan trọng là Tư Vấn viên có kinh nghiệm và khách hàng trao đổi thưc thông tin thì việc Tư Vấn viên hỗ trợ sẽ dễ dàng hơn. Do đó, trước khi nộp hồ sơ bạn cần tìm hiểu kỹ sản phẩm phù hợp và hỏi kỹ Tư vấn viên cũng như cung cấp đúng đủ thông tin bạn đang có để tránh những sai sót không mong muốn.
TNC Tran
Tư vấn khu vực Hồ Chí Minh: 0931211828 - Tuấn
No comments:
Post a Comment