Thursday, November 1, 2018

Hệ thống chấm điểm tín dụng cá nhân, bạn có biết?

VAY24HNHANH.COM Cũng như ở các nước khác, các ngân hàng Việt Nam có một hệ thống thông tin tín dụng liên thông với nhau. Hệ thống này sẽ hiển thị đánh giá lịch sử tín dụng cá nhân, doanh nghiệp mà đã từng sử dụng qua dịch vụ tín dụng ngân hàng.

– Các bạn đã có bao giờ vay tiền ngân hàng hay tổ chức tín dụng (TCTD) nào đó chưa?
– Các bạn có biết các ngân hàng xét cấp tín dụng cho bạn dựa trên những điều kiện không?
– Các bạn có bao giờ trễ hẹn thanh toán tiền lãi ngân hàng không?
– Bạn có biết lịch sử tín dụng cá nhân của mình ảnh hưởng như thế nào đến việc xét duyệt khoản vay hay không?
– Bạn có biết việc ngân hàng quyết định cấp thẻ tín dụng cũng dựa vào lịch sử tín dụng của bạn không ?

Chúng tôi hi vọng là một số điều chia sẽ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tại sao chúng ta phải cẩn thận khi đi vay bất cứ một khoản vay nào.

Cũng như ở các nước khác, các ngân hàng Việt Nam có một hệ thống thông tin tín dụng liên thông với nhau. Hệ thống này sẽ hiển thị đánh giá lịch sử tín dụng cá nhân, doanh nghiệp mà đã từng sử dụng qua dịch vụ tín dụng ngân hàng. Hiện nay hệ thống này gọi là trung tâm thông tin tín dụng (CIC: credit information center), trực thuộc ngân hàng nhà nước. Thông tin trong hệ thống là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xét cấp tín dụng của các ngân hàng.

Cách thức hoạt động của CIC như sau:

Các ngân hàng sẽ cung cấp cho CIC thông tin về các khoản vay, tên người vay, và quá trình thanh toán khoản vay đó. Sau đó, CIC sẽ tổng hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân/doanh nghiệp. Sau đó khi cấp xét tín dụng cho bạn thì ngân hàng sẽ truy cập vào hệ thống CIC và kiểm tra thông tin của bạn trước khi đưa ra quyết định cuối củng.Trên hệ thống CIC, Bạn sẽ được xếp vào 1 trong 5 nhóm sau:

1. Dư nợ cho vay đủ tiêu chuẩn
2. Dư nợ cho vay cần chú ý
3. Dư nợ cho vay duới tiêu chuẩn
4. Dư nợ cho vay có nghi ngờ
5. Dư nợ cho vay có khả năng mất vốn

Nếu như bạn được xếp từ hạng 3 đến 5 thì hầu hết các ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho bạn dưới bất cứ hình thức nào và nên chú ý rằng bạn phải đợi đến 02 năm thì tình trạng của bạn trong hệ thống mới trở lại bình thường. Ở một số ngân hàng có hệ thống kiểm soát rủi ro khắt khe, khi bạn chạm mức 3 thì không bao giờ ngân hàng đó cấp tín dụng cho bạn nữa, cho dù là bao nhiêu năm đã qua đi nữa.

Vậy vì sao bạn bị xếp hạng tín dụng xấu. Những hành động sau đây khiến bạn bị xếp hạng lịch sử tín dụng xấu:

1. Chậm hoặc không thanh toán tiền vay: thường vài tháng liên tục trở lên
2. Chậm hoặc không thanh toán chi phí sử dụng trong thẻ credit card.
3. Mất khả năng thanh toán nợ vay dẫn đến tài sán thế chấp bị xử lý, gán nợ
4. Bị kiện ra toà do không thanh toán nợ với người khác hoặc doanh nghiệp khác

Từ đó chúng ta thấy rằng, Bạn nên xem lại quá trình lịch sử tín dụng cá nhân của mình có gì không tốt hay không.

Lời khuyên của chúng tôi cho các bạn:

1. Trước khi vay ngân hàng, bạn nên xem trước mình phải trả mỗi tháng là bao nhiêu. Sau khi đánh giá nhu cầu của mình cũng như mức thu nhập hiện tại bạn ấn định mức vay mà chi phí trả nợ mỗi tháng không quá 50% thu nhập để bảo đảm cuộc sống. Khi đó nguồn thu nhập chính của bạn bị gián đoạn hay cắt giảm bạn cũng có thể xoay xở để duy trì được việc trả nợ.

2. Đừng cố gắng đi vay khi bạn biết rằng lịch sử tín dụng của bạn trong 02 năm gần đây không tốt. Bạn sẽ tốn chi phí “bôi trơn” và thời gian không cần thiết mà vẫn không vay được.

3. Đặc biệt những bạn sử dụng credit card thì còn cần chú ý hơn. Nhớ rằng luôn trả hết nợ và không bao giờ sử dụng quá khả năng thanh toán trong tháng. Và không nên mua vượt quá 50% giới hạn nợ của thẻ để bảo đảm điểm tín dụng tốt.

4. Nếu có vay khoản vay nào thì bạn nên theo dõi việc trả nợ đúng hạn.

Hãy giữ gìn lịch sử tín dụng của mình để bạn có thể tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng một cách nhanh chóng dễ dàng khi cần.

Chấm điểm tín dụng bản thân tại đây

BCVN News sưu tầm và tổng hợp

No comments:

Post a Comment

best blogs
best blogs