Tuesday, October 23, 2018

Bạn bị nợ quá hạn, có cách nào hay hơn chạy trốn ngân hàng không?

 VAY.24HNHANH.COM 
Bạn đang vay tiêu dùng tín chấp hoặc thế chấp vì một nguyên nhân nào đó mà không còn khả năng trả nợ, lúc này bạn nên xử lý thế nào?

Trong quá trình công tác, vì lí do nào đó mà bạn mất đi nguồn thu nhập hàng tháng để trang trải cuộc sống cũng như trả nợ ngân hàng, hãy đến gặp trực tiếp nhân viên tư vấn tín dụng trình bày chi tiết mọi khó khăn và đưa ra kế hoạch trả nợ trong thời gian tới.

Kế hoạch dựa trên cơ sở bạn tìm được một công việc khác, bạn chấp nhận bán tài sản để trả nợ... Lúc này ngân hàng sẽ đưa ra phương án giúp bạn cơ cấu lại kế hoạch trả nợ.

Ngân hàng sẽ giúp đỡ và hướng dẫn bạn giải quyết vấn đề nợ xấu

Thường khi đi vay mà không có khả năng trả nợ, khách hàng sẽ “biến mất” bằng cách ngắt toàn bộ liên lạc với ngân hàng. Rõ ràng đây là cách xử lý kém khôn ngoan nhất bởi sau khi ký hợp đồng, trước sau gì bạn cũng sẽ phải trả toàn bộ cả gốc lẫn lãi (không tính trường hợp cố ý “xù” nợ ngân hàng bởi ngân hàng có thể nhờ công an truy nã).
Càng lẫn trốn càng không giải quyết được vấn đề mà ngược lại ngân hàng sẽ càng gắt gao hơn, khó chấp nhận đàm phán giảm nhẹ mức phạt dành cho bạn.
Càng để nợ xấu kéo dài. Càng không có lợi cho bạn
Một số hướng dẫn giúp bạn xử lý nợ quá hạn tốt nhất
- Chủ động gặp nhân viên ngân hàng trước khi thu nhập bị giảm để trình bày khó khăn của bạn
- Đưa ra một lộ trình chi tiết về kế hoạch trả nợ khoản vay này. Càng chi tiết càng tốt. Trong đó hãy nêu rõ nguồn thu nhập từ đâu ra, tháng đầu tiên trả bao nhiêu tiền, các tháng tiếp theo sẽ ra sao.
- Thường khi mất việc, sẽ mất một khoảng thời gian để tìm một công việc mới, bạn hãy cam kết và đưa ra phương án tạo thu nhập của mình để phối hợp trả ngân hàng. Ví dụ như bạn vay người thân, bán tài sản của mình để trả nợ…
- Cuối cùng, bạn hãy đề nghị đưa ra mức lãi suất phạt thấp hơn so với mức quy định để giảm gánh nặng tài chính cho mình.

Nói tóm lại, khi bị nợ xấu, mấu chốt giải quyết vấn đề là hãy chủ động tìm đến ngân hàng, thuyết phục ngân hàng rằng mình hoàn toàn muốn trả nợ cho ngân hàng nghiêm túc và không có ý định chạy trốn. Như vậy phía ngân hàng sẽ thông cảm và dễ dàng đưa ra án phạt nhẹ hơn cho bạn.

Nếu bị nợ xấu trong thời gian dài, ngân hàng sẽ xử lý thế nào?
Có khả năng trong thời gian dài bạn chưa tìm được nguồn thu nhập mới, khoản vay của bạn sẽ bị rơi vào nợ quá hạn, sau đó đến nợ xấu theo quy định ngân hàng. Mức lãi suất phạt nợ quá hạn thông thường của ngân hàng là 150% lãi suất trong hạn đối với vay thế chấp. Còn với vay tín chấp thì tùy từng ngân hàng mà có cách tính khác nhau, có ngân hàng phạt tiền mặt, có ngân hàng phạt lãi suất.

Thông tin khoản vay của bạn sẽ được gửi lên trung tâm thông tin tín dụng, gây khó khăn nếu sau này bạn muốn vay ở bất cứ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào.

Những hành động cụ thể của ngân hàng khi xảy ra tình trạng nợ quá hạn

- Gọi điện thông báo, làm việc trực tiếp để xem xét hoàn cảnh khó khăn của bạn yêu cầu bạn trả nợ.
- Thông báo cơ quan, doanh nghiệp nơi bạn đang công tác về việc hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ.
- Bàn giao cho bên thứ 3 chuyên thu hồi nợ để đôn đốc bạn tìm nguồn thu nhập mới để trả nợ.

- Kiện bạn ra tòa để giải quyết khoản vay theo luật dân sự.

Theo thị trường tài chính Việt Nam

No comments:

Post a Comment

best blogs
best blogs