Tuesday, July 10, 2018

Phương thức mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam như thế nào?

Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập VAMC nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. VAMC là công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam thực hiện việc mua, bán nợ xấu để ổn định, tăng trưởng kinh tế. Vậy mua nợ xấu của tổ chức tín dụng là gì?

Nợ xấu gồm gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)

Ngày 26/7/2013, Công ty TNHN một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chính thức đi vào hoạt động theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam đã được Thủ tướng phê duyệt. VAMC là doanh nghiệp đặc thù, được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Vốn điều lệ của công ty là 500 tỷ đồng.

➤ Tìm hiểu ngay: Nợ xấu ngân hàng và những điều bạn cần biết

Ngân hàng Nhà nước thành lập VAMC nhằm xử lý nợ xấu

Theo giấy phép, VAMC được thực hiện các hoạt động


  • Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng;
  • Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm;
  • Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay;
  • Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được VAMC thu nợ;
  • Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay;
  • Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản;
  • Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;
  • Tổ chức bán đấu giá tài sản;
  • Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng;
  • Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của VAMC sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép.
  • VAMC được ủy quyền cho các tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện các hoạt động được quy định.

Vai trò của VAMC trong nền kinh tế

VAMC sẽ giữ vai trò trung tâm trong hoạt động xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, là tổ chức do Chính phủ quản lý có cơ chế đặc thù để đảm bảo xử lý nhanh và hiệu quả nợ xấu trong khuôn khổ các quy định pháp luật liên quan.

➤ Xem thêm: Những tác động to lớn từ nợ xấu của các ngân hàng thương mại
Nợ xấu đe dọa sự phát triển của doanh nghiệp

Hoạt động của công ty này sẽ được phát triển theo hai vai trò chính:

Thứ nhất, vai trò là công cụ đặc biệt của Nhà nước trong xử lý nợ xấu và đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống các tổ chức tín dụng. Hoạt động của VAMC không vì mục tiêu lợi nhuận. VAMC có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phối hợp với tổ chức tín dụng duy trì tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ở mức an toàn, bền vững (dưới 3% tổng dư nợ) theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế; phối hợp với tổ chức tín dụng để triển khai các biện pháp xử lý nợ trong khuôn khổ các quy định pháp luật hiện hành như cơ cấu nợ, bán nợ, bán tài sản bảo đảm, ... tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, VAMC giữ vai trò là trung tâm thúc đẩy sự phát triển của thị trường nợ, khi đã có nền tảng pháp lý cơ bản để thúc đẩy hoạt động mua, bán nợ theo giá trị thị trường. Theo đó, công ty sẽ kinh doanh dịch vụ mua bán nợ/tài sản bảo đảm; môi giới, tư vấn mua bán nợ, tài sản; là trung tâm cung cấp thông tin về nợ xấu của Việt Nam; quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản liên quan đến nợ xấu.

Điều kiện để được VAMC mua nợ xấu

Các khoản nợ xấu phải đáp ứng đủ 5 điều kiện sau mới được VAMC mua:

  • Khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, bao gồm nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác cấp tín dụng và hoạt động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
  • Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm
  • Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ
  • Khách hàng vay còn tồn tại
  • Số dư của khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vay không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.Hình 3: Phải đáp ứng đủ điều kiện mới được VAMC mua nợ xấu

Phải đáp ứng đủ điều kiện mới được VAMC mua nợ xấu
Công ty mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường trên cơ sở thỏa thuận và giá trị khoản nợ xấu được đánh giá lại. Việc mua bán nợ xấu được lập thành hợp đồng và tổ chức tín dụng bán nợ phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng vay.

VAMC sẽ thực hiện việc mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành. Trái phiếu này được phát hành bằng đồng Việt Nam có thời hạn tối đa 5 năm và lãi suất bằng 0%; được sử dụng để vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, VAMC còn mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt.

 Theo thị trường tài chính Việt Nam

1 comment:

  1. Vay tiền nóng daklak chỉ cần CMND (chứng minh nhân dân) và sổ hộ khẩu, thủ tục vay tiền đơn giản. Dịch vụ cho vay tiền nóng không thế chấp, không chứng minh thu nhập. Không giữ giấy tờ của khách hàng, làm hồ sơ xong sẽ trả lại ngay.

    ReplyDelete

best blogs
best blogs